Tóm tắt buổi Hội Thảo ngày 9/4/2009 về Khai Thác Bô-xit

27/04/2009

Hoàng Cơ Định

20090427-hoi-thao-2601

Trong những ngày gần đây dư luận trong và ngoài nước quan tâm nhiều tới bản Kiến Nghị  ký ngày 12/4/2009 do ba vị giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thế Hùng và Phạm Toàn đề xuất, yêu cầu dự án khai thác bô-xit tại Tây Nguyên cần phải được đưa ra Quốc Hội để cứu xét trước khi tiến hành. Kiến nghị này đã được hưởng ứng bởi hàng trăm chuyên gia và đồng bào thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, ở trong và ngoài nước. Gần như chưa bao giờ có một sự đồng thuận rộng rãi như vậy từ trước tới nay. Vì tính chất đặc biệt quan trọng này mà bản Kiến Nghị Ngày 12/4 Yêu Cầu Quốc Hội Cứu Xét Về Dự Án Bô-xit Tây Nguyên đã làm lu mờ diễn tiến và kết quả của buổi Hội Thảo trước đó 3 ngày cũng liên hệ tới vấn đề này.

Vào ngày 9 tháng 4, 2009 một cuộc hội thảo quan trọng về việc khai thác bô-xit tại Tây Nguyên đã được diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Phó Thủ Tướng  CSVN Hoàng Trung Hải. Đây là buổi hội thảo hứa hẹn bởi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 2, 2009 sau khi tuyên bố “Dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là chính sách lớn của Việt Nam, và cương quyết cho tiến hành dự án…”.

Trong buổi Hội Thảo nêu trên 11 báo cáo và  23 ý kiến đã được trình bầy về các dự án bô-xit Tây Nguyên.

Quan điểm của phía Nhà Nước thì vẫn bám vào các nguyên tắc tổng quát mà không xét tới các yếu tố cụ thể liên hệ tới các dự án đang cần được xem xét, điển hình là phát biểu của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân:

“Việt Nam có trữ lượng bô-xít lớn. Thời gian qua, tài nguyên này ngủ yên trong lòng đất và đã đến lúc chúng ta phải khai thác, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bô-xít được xác định là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, góp phần ổn định an ninh – chính trị trên địa bàn.”

Quan điểm này đã bị đả phá là hoàn toàn không đi đôi với thực tế qua các nhận định khoa học và cụ thể của các chuyên gia.

Kết luận, buổi hội thảo đã đi tới giải pháp đề nghị là:

“Chỉ nên thí điểm dự án Tân Rai (Lâm Đồng), tạm dừng triển khai dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) để nghiên cứu, tổng kết rồi đi tới quyết định triển khai tiếp hay không.”

Bản chất của giải pháp đề nghị này ra sao, phải chăng đó chỉ là một luận điệu nhằm mục đích lừa mị, một kết luận có tính chất bàn xuông hay một bước lùi của các thành phần chủ trương dự án? Sau đây là vài tóm tắt về nội dung buổi Hội Thảo để có ý niệm rõ hơn về bản chất và giá trị của cuộc họp bàn này. Trước tiên, cần phải nhắc lại rằng:

1. Nguyên tắc hợp tác giữa CSVN và Trung Cộng trong dự án bô-xit Tây Nguyên đã được đặt ra từ hơn tám năm trước, vào tháng 12 năm 2001 giữa Giang Trạch Dân và Nông Đức Mạnh. Sau khi dự án chính thức tiến hành vào tháng 11 năm 2007, nguyên tắc hợp tác CSVN & Trung Cộng lại được xác định một lần nữa giữa Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh vào tháng 6 năm 2008. Một tháng sau đó nhà máy đầu tiên của chương trình bô-xit Tây Nguyên chính thức khai trương bởi Hoàng Trung Hải tại Tân Rai, Lâm Đồng, tiếp theo là chương trình khai thác bô-xit tại Nhân Cơ, Dak Nông được tiến hành.

2. Vào hai ngày 22 và 23 tháng 10 cuộc hội thảo giữa các khoa học gia và các nhà văn hóa đã đưa nguy cơ khai thác bô-xit Tây Nguyên ra ánh sáng công luận. Những người lên tiếng phản đối đầu tiên việc khai thác bô-xit tại Tây Nguyên là các khoa học gia trong guồng máy ĐCSVN như TS Nguyễn Thành  Sơn, Ông Nguyễn Trung, TS Nguyễn Đông Hải, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tướng Võ Nguyên Giáp vv… Sau khi Nguyễn Tấn Dũng xác định dự án khai thác bô-xit tại Tây Nguyên là chính sách lớn của đảng CSVN thì làn sóng phản đối lan rộng qua thành phần đối kháng  ở trong và ngoài nước, giới ký giả và cộng đồng dân báo (Blogger). Từ đó, nguy cơ bô-xit trở thành hiện thực, gần gụi với mọi người, tuy rằng đối với môi trường quốc nội vấn đề thông tin mới chỉ giới hạn trên mạng Internet.

3. Hầu hết các tổ chức đấu tranh cho dân chủ ở trong và ngoài nước đều có lên tiếng phản đối dự án khai thác bô-xit tại Tây Nguyên, trong số đó đảng Việt Tân hiện là tổ chức tham gia tích cực hơn cả trong việc báo động nguy cơ khai thác bô-xit tới đồng bào và dư luận quốc tế. Đảng viên Việt Tân đã tới các hiện trường Dak Nông và Lâm Đồng để ghi lại hình ảnh tiến hành của hai dự án và Đảng Việt Tân đã chính thức lên tiếng báo nguy vào ngày 20/3/2009. Ngoài ra, nhiều cán bộ Việt Tân cũng đã lên tiếng giải thích nguy cơ về bô-xit trên nhiều diễn đàn truyền thông bằng Việt ngữ và ngoại ngữ.

4. Trong khi dư luận đồng bào đặt nặng vào nguy cơ ô nhiễm môi trường và họa xâm lăng của Trung Cộng qua hàng ngàn nhân công từ Trung Quốc gửi qua Tây Nguyên thì một yếu tố thứ ba có thể ảnh hưởng tới tình trạng hợp tác giữa CSVN và Trung Cộng trong vụ bô-xit Tây Nguyên, có tính chất rất quan trọng, đó là tình trạng suy xụp của thị trường Alumina và kim loại Nhôm trên thế giới trong năm 2008 và thời gian kế tiếp.

Theo nguồn tin từ BBC thì: “Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Chinalco), nhà đầu tư của dự án khai thác bauxite khổng lồ ở Tây Nguyên, vừa thông báo lợi nhuận năm 2008 giảm tới gần 100% so với một năm trước đó và chắc sẽ thua lỗ trong quý đầu 2009. Chinalco, cũng là công ty sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc, cho hay sẽ cắt chi tiêu tới 34%, tương đương 1,9 tỷ đôla, trong năm nay vì nhu cầu nhôm thế giới giảm sút mạnh. Tân Chủ tịch Chinalco La Kiến Xuyên nói tại một cuộc họp báo tổ chức hôm thứ Hai 30/03 ở Thượng Hải rằng Chinalco “sẽ siết chặt các hợp đồng mua và sáp nhập tại các thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời hoãn các dự án kế hoạch để đối phó với khó khăn hiện thời”. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ, theo tập đoàn này, là giá nhôm xuống quá thấp trên thị trường quốc tế. Ông La nói Chinalco đã giảm công suất tới 40% và sản lượng nhôm cũng giảm 24%.

5. Tình trạng kinh tế của Chinalco đã có âm hưởng trên lời tuyên bố của Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải: “Quy hoạch bô-xit được chuẩn bị trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực phát triển nhanh, nhu cầu nhôm tăng nhanh, do đó dự kiến sản lượng lớn quá tham vọng. Đến nay, do khủng hoảng, các ngành đều phải xem xét, điều chỉnh lại quy hoạch theo con số dự báo mới. Việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Nếu không điều chỉnh mà vẫn tiếp tục dự án thì sẽ không hiệu quả.”

Ông yêu cầu công ty TKV, trách nhiệm chươngtrình bô-xit Tây Nguyên, là phải: “Tính lại hiệu quả và cân đối tài chính của dự án. Khác với hai năm trước, bây giờ khi đồng vốn là cả một vấn đề, tập đoàn cần phải cân bằng, bố trí vốn cho từng giai đoạn đảm bảo hiệu quả kinh tế.”

Kết quả buổi Hội Thảo ngày 9/4/2009.

Buổi hội thảo đã đi tới giải pháp đề nghị là:

“ Chỉ nên thí điểm dự án Tân Rai (Lâm Đồng), tạm dừng triển khai dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) để nghiên cứu, tổng kết rồi đi tới quyết định triển khai tiếp hay không.”

Lý do của đề nghị này được đại diện Nhà Nước nhấn mạnh vào khía cạnh kinh tế, vào tình trạng suy thái chung trên thế giới, nghĩa là không phải vì Nhà Nước vô trách nhiệm đối với nhu cầu bảo vệ môi trường sống của người dân và độc lập quốc gia. Trong khi đó Chinalco, công ty mẹ của dự án bô-xit Tây Nguyên đang có khó khăn kinh tế thực sự.

Trong tình huống này, có nhiều xác suất lời tuyên bố của Hoàng Trung Hải không phải chỉ là lời bàn xuông mà sẽ là bước lùi thực sự. Bước lùi này có tính chất giai đoạn hay vĩnh viễn sẽ tùy thuộc ở nỗ lực đấu tranh tiếp tục của người dân VN và cả tình hình thị trường Nhôm trên thế giới. Tuy nhiên,dầu cho thị trường có thuận lợi trở lại như cách đây 2 năm, thì theo các con số của TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án Nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam chứng minh, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ không hiệu quả.

Ngoài ra, trong buổi hội thảo, và từ nhiều tháng qua, một số  vấn đề căn bản đã được nêu lên để phản đối dự án này củaNhà Nước : Quốc phòng, xâm lấn trá hình qua việc nhập nội hàng ngàn nhân công Trung Quốc, hủy diệt nếp sống văn hóa địa phương và nhất là nguy cơ phá hoại và đe dọa môi sinh. Yếu tố sau cùng này đã được ghi nhận qua phát biểu của Hoàng Trung Hải trong phần đúc kết hội thảo, ông Hải yêu cầu:

  • TKV phải thực hiện nghiêm túc quản lý khôi phục môi trường khai thác mỏ, giảm thiểu ảnh hưởng đến nông nghiệp, đảm bảo không lãng phí đất.
  • Tập đoàn cũng cần lập thiết kế kỹ thuật cho hồ chứa bùn đỏ để thẩm định.

Thời gian 5 tháng qua cũng là cơ hội mà hầu hết các thành phần quần chúng từ trong tới ngoài đảng CSVN, quốc nội tới hải ngoại, nhất loạt lên tiếng phản đối việc khai thác bô-xit tại Tây Nguyên.

Căn cứ trên bản chất “nói một đàng, làm một nẻo” của CSVN, các cuộc tranh đấu của quần chúng cần phải tiếp diễn một cách kiên trì thì mới mong những điều hứa hẹn trở thành hiện thực và phải làm sao chấm dứt ngay cả phân nửa dự án tại Tân Rai dầu cho dưới danh nghĩa là “thí điểm”. Vì với hết cả dữ kiện cụ thể vô cùng thuyết phục đã được nêu lên, còn có gì để mà thí nghiệm. Chẳng lẽ phải tiếp tục tàn phá một phần quê hương và lỗ lã thêm vài trăm triệu Mỹ kim để cứu vãn cho thể diện (?) của chế độ? Kết quả “thí nghiệm” khai thác than bởi TNK, cũng có sự hợp tác của cả chục ngàn công nhân Trung Quốc từ hơn 20 năm qua, đã biến Quảng Ninh thành vùng “Quảng Ninh Đen” nghèo khổ không đủ sao mà nay còn toan biến các đồi trà xanh tại Lâm Đồng thành một vùng sa mạc Lâm Đồng Đỏ ?

Sự việc Nhà Nước CSVN phải thay đổi do sự đòi hỏi của quần chúng là điều không dễ nhưng không phải là chưa từng xẩy ra. Vụ đánh thuế 10% trên số tiền đồng bào hải ngoại gửi về nước hay cấm đoán người có vòng ngực nhỏ không được  lái xe gắn máy đã phải dẹp bỏ nhanh chóng, xa hơn là sự đầu hàng của chính sách bao cấp, là những bằng chứng cụ thể.

Chúng ta nên coi kết quả của cuộc hội thảo 9/4/2009 như thắng lợi của 5 tháng tranh đấu của quần chúng trong và ngoài nước và cần tiếp tục nỗ lực để đảm bảo các hứa hẹn của CSVN phải thành hiện thực. Cuộc vận động cho kiến nghị ngày 12/4/2009 yêu cầu Quốc Hội cứu xét trước khi thi hành dự án khai thác bô-xit tại Tây Nguyên nói lên ít ra những điều sau đây: Thứ Nhất là mặc dầu có lời hứa hẹn của Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải trong buổi Hội Thảo ngày 9/4/2009 tạm ngưng khai thác bô-xit tại Nhân Cơ, người dân VN chưa thể nào tin ở những lời người CS nói mà cần phải nhìn rõ những gì người CS làm. Thứ Nhì là khi phải chấm dứt khai thác bô-xit tại  Nhân Cơ (Đắc Nông) thì chẳng có lý do gì để thí nghiệm khai thác tiếp bô-xit tại Tân Rai (Lâm Đồng).

Việc cứu xét bởi Quốc Hội về vấn đề khai thác bô-xit tại Tây Nguyên cũng sẽ phải căn cứ trên các dữ kiện khoa học và kinh tế đã được toàn thể giới khoa học và chuyên gia nêu lên từ nhiều tháng qua, kết quả cũng sẽ chỉ là phải bảo vệ mầu xanh cho Tây Nguyên, duy trì canh nông và chăn nuôi để mỗi tấc đất thật sự là một tấc vàng chứ không biến phần đất quê hương này thành một sa mạc chết.

Hoàng Cơ Định

hoangcodinh@jps.net


Cứu Tây Nguyên

22/04/2009

Ngày Trái Đất

22/04/2009

Nguyễn Thanh Văn

earthday-f1

Ngày 22/4 hàng năm đã được nhân loại chọn là “Ngày Trái Đất”. Năm nay sẽ có hơn 175 quốc gia cùng cử hành ngày này, nhằm nâng cao ý thức về môi trường trên quả đất, đồng thời nhắc nhở con người tránh gây ô nhiễm cho trái đất.

Vào thập niên 60, thời gian mà xe hơi 8 máy tại Hoa Kỳ uống xăng như voi uống nước, các hãng xưởng kỹ nghệ phun khói mờ mịt bất kể hệ quả. Lúc đó sự ô nhiễm được chấp nhận như là giá phải trả của sự phồn vinh…

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson

Trước tình trạng môi sinh xuống cấp ở mọi nơi, vào ngày 22 tháng 4 năm 1970, ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tiểu bang Wisconsin, đã phát động một ngày xuống đường để phản đối việc gây ô nhiễm môi sinh, tạo sự quan tâm của dư luận, và đem vấn đề môi sinh vào nghị sự quốc gia của Hoa Kỳ.

Hôm đó, hơn 20 triệu người Mỹ xuống đường, ra công viên, vào giảng đường để kêu gọi bảo vệ môi trường. Ban tổ chức ngày Trái Đất đã điều động những cuộc xuống đường khổng lồ trên khắp nước Mỹ, từ bờ biển miền Đông qua đến bên bờ biển Thái Bình Dương. Hàng ngày trường đại học tổ chức biểu tình để phản đối tình trạng môi trường xuống cấp. Các tổ chức dân sự tranh đấu chống lại tình trạng xăng dầu đổ ra sông biển, chống các nhà máy gây ra ô nhiễm không khí và thải chất độc hại trên sông suối hay mặt đất, phản đối việc tàn phá rừng gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho một số chim nuông dã thú.

ed01Khởi đi từ ngày vừa kể, Ngày Trái Đất ở Hoa Kỳ đã trở nên phổ biến, và được cử hành hàng năm tại hàng ngàn trường đại học và cao đẳng. Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tham gia tổ chức ngày này, với nhiều hoạt động truyền thống thiết thực như trồng cây, dọn sạch rác thải và vận động cho một môi trường lành mạnh.

Ngày Trái đất tại Hoa Kỳ người dân đã phát huy nhiều sáng kiến, như phát động một chiến dịch thu hút 1 triệu người tham gia, nhằm kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua Luật ngăn chặn trái đất ấm lên như không sử dụng xe hơi trong Ngày Trái Đất. Thống đốc Arnold Schwarzenegger của Tiểu Bang California cùng dân chúng đã từng tham gia dọn rác ở bãi biển San Pedro. Sinh viên khoa nông nghiệp hay môi trường Trường đại học Western Washington thường ươm rất nhiều cây giống để biếu không, và hướng dẫn cách trồng theo phương pháp hữu cơ, không dùng đến phân bón, nhất là không tốn nhiều nước tưới.

ed02Hoạt động tưng bừng nhất để hưởng ứng Ngày Trái đất là cuộc đua “Từ núi tới biển”. Người tham dự đông vô kể, hoàn toàn không dùng nhiên liệu nào ngoài cơ bắp để di chuyển: cuộc đua bắt đầu từ trên núi trượt băng xuống, rồi lên xe đạp chạy tiếp tới thành phố, sau đó chạy bộ ra bờ biển, chèo thuyền độc mộc ra hòn đảo, khu bảo tồn của một bộ lạc dân bản địa. Cuộc đua thường kéo dài cả ngày. Cùng lúc đó, nông dân đem sản phẩm cây nhà lá vườn ra hội chợ bán cho du khách gần xa, và người ta phát hiện ra rằng Ngày Trái đất còn là ngày đi bộ để giữ cho thân hình thon thả vô cùng hiệu quả. Một hoạt động rất có ý nghĩa trong ngày này là không dùng túi nylon. Các cửa hàng và siêu thị bán đồ thực phẩm ở Mỹ sẽ đồng loạt áp dụng chủ trương này vào ngày 22/4. Các cửa hàng máy móc điện tử lớn thông báo nhận lại những vật dụng hư cũ họ đã bán ra. Thậm chí có nơi người ta cắm những tấm bảng hô hào: “Yêu nước chân chính là bớt xả rác – hãy dùng lại cái gì còn dùng được”.

ed03Tại Bulgari, Ban tổ chức các hoạt động trong Ngày Trái Đất đã sẵn sàng cho một cuộc đua xe đạp để kêu gọi người dân tăng cường sử dụng những loại phưong tiện di chuyển góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Còn tại Philippines, một nhóm những người yêu môi trường đã có sáng kiến cử hành Ngày Trái Đất bằng cách tái sử dụng các biển quảng cáo thành những vật dụng có ích, chẳng hạn như những chiếc túi hay các tấm bạt che mưa nắng. Bing Girl Clemente thuộc “Mạng lưới Ngày Trái Đất” tại Philippines cho biết: “Từ một ý tưởng nhỏ có thể nảy sinh nhiều ý tưởng khác, và khi đánh giá một cách tổng thể thì đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích, vừa là xử lý rác thải, giúp bảo vệ môi trường, lại vừa tạo công ăn việc làm”.

ed09blNgoài ra còn có hàng ngàn vận động viên xe đạp tham gia cuộc đua Tour of the Fireflies lần thứ 10 trên một con đường ở thủ đô Manila (Philippines) ngày 20-4 để ủng hộ bầu không khí sạch và môi trường không ô nhiễm nhân Ngày Trái đất .

Tại Đài Loan đêm trước Ngày Trái đất, chính quyền thành phố Đài Bắc cho hiển thị dòng chữ “Cool Below 2 Degrees” trên mặt tòa nhà Đài Bắc cao 101 tầng, để cảnh báo tình trạng ấm lên của quả điạ cầu.

Các nhà hoạt động môi trường Mỹ, Philippines và Canada gửi thông điệp “Cứu lấy Trái đất, hãy ăn chay” trong ngày trái đất.

Nhưng hiện nay cả thế giới phải đối phó với tình trạng trái đất nóng lên vì hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu qua việc thải khí Carbondioxide (CO2). Vì thế ngoài những hoạt động trồng cây, dọn rác thải.v.v. Thế giới đang đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ trong những hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn tình trạng này

ed05Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cũng đang là một đề tài được đặc biệt quan tâm tại các Diễn đàn năng lượng quốc tế – hội nghị của các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã kêu gọi chính phủ các nước thúc đẩy việc hạn chế khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Tổng Giám IEA, ông Nobuo Tanaka nhấn mạnh, mức độ nghiêm túc của từng nước trong việc đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu thể hiện trong việc đẩy mạnh hoạt động thu giữ khí thải Carbon. Ông cho biết: “…các dự án thu giữ khí thải carbon chính là thước đo sự nghiêm túc của chúng ta trong việc ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu”.

Tuy nhiên, hiện chưa có một nhà máy thu giữ CO2 nào như vậy được xây dựng trên thế giới. Công nghệ thu giữ khí thải Carbon từ các nhà máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch, đặc biệt là than, vẫn còn đang trên đà thử nghiệm, như tại CHLB Đức, chính phủ đang thí nghiệm cách thức bơm khí CO2 vào sâu trong lòng đất.

Kể từ khi ra đời năm 1970 theo sáng kiến của một nghị sỹ Mỹ, Ngày Trái Đất đang được hưởng ứng ngày càng rộng rãi. Riêng tại Mỹ, nơi mà lượng khí thải CO2 nhiều nhất thế giới, người dân tiêu dùng hoang phí nhất thế giới, và cũng là nơi khởi nguồn của ý tưởng Ngày Trái Đất, một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, 80% người Mỹ sẵn sàng thay đổi cách sống để bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất đầu tiên này dẫn đến sự thành lập cơ quan Bảo Vệ Môi Sinh (EPA – Environmental Protection Agency) của Hoa Kỳ cũng như giúp thông qua đạo luật Bảo vệ Thú vật bị Đe dọa Tuyệt Chủng, Nước Sạch, Không khí Trong lành.

ed10blĐây là kết quả sau tiến trình kinh nghiệm đau thương của nhiều quốc gia phát triển bất cần môi sinh trong suốt thế kỷ 20. Và đây cũng là tiến trình của thế giới văn minh, vì loài người đã nhận ra được điều này và làm mọi cách để bảo vệ hành tinh duy nhất trong thái dương hệ mà con người sống được.

Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho người ta lo lắng là Trung quốc đang đi vào vết xe cũ của Hoa Kỳ cách đây nửa thế kỷ, tức là chấp nhận thiệt hại về môi trường để cố phát triển.

Liệu người Việt Nam chúng ta có học được bài học này không?